Hiện Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) đang thực hiện thu phí dịch vụ đường dẫn vào nhà ga hàng không với xe vào sân bay theo 2 nhóm.
Nhóm 1 là các sân bay Tân Sơn Nhất,ạnphíravàosânbaybátnháonhàđểlink 907 Nội Bài, Đà Nẵng thu 10.000 đồng/lượt cho xe dưới 9 chỗ, 15.000 - 25.000 đồng/lượt với xe từ 10 - 30 chỗ ra vào trong 10 phút. Những xe vào sân bay quá 10 phút sẽ được áp dụng mức phí dịch vụ sân đậu ô tô đã được ACV đăng ký.
Nhóm 2 là các sân bay còn lại, mức phí với xe ra vào đón trả khách không thường xuyên trong thời gian 10 phút đầu tiên với ô tô dưới 9 chỗ là 5.000 đồng, từ 10 - 16 chỗ là 10.000 đồng, 16 - 29 chỗ là 15.000 đồng và từ 30 chỗ trở lên là 25.000 đồng. Mức giá tương ứng cho 50 phút tiếp theo của các loại xe này là 5.000 đồng, 10.000 đồng.
Tuy nhiên, kể từ sau khi đưa taxi công nghệ vào đón khách bên trong nhà để xe TCP, hành khách đón xe dịch vụ từ sân bay Tân Sơn Nhất phải trả phí tới 25.000 đồng/lượt; trong đó nhà để xe TCP thu 15.000 đồng.
Theo lý giải của TCP, nhà giữ xe ngay từ đầu không nhằm mục đích cho xe taxi vào đón khách. Hạ tầng TCP chỉ xây dựng để cho hành khách đi máy bay gửi xe, giờ phải kiêm thêm nhiệm vụ phục vụ taxi đưa/đón khách, đồng nghĩa công ty phải thêm nhân lực, tăng chi phí. Xe taxi mượn hạ tầng của TCP nên phải đóng phí.
Tháng 3.2023, TCP cũng đề xuất thay vì trả phí thuê bãi đậu xe, các hãng taxi sẽ phải trả phí vào sân bay Tân Sơn Nhất theo từng lượt ra vào. Đề xuất trên lập tức vấp phải sự phản đối của các hãng taxi truyền thống, bởi nếu áp dụng phương án thu phí này, hành khách có thể sẽ phải trả thêm mức phí tăng từ 15 - 50% tùy làn đón. Bên cạnh đó, các xe taxi sẽ phải thực hiện các thủ tục nhận thẻ, kiểm soát thẻ... mất rất nhiều thời gian mỗi khi vào sân bay đón khách.
Tìm phương án thu phí và quy hoạch nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất
Thực tế, dù phải trả phí cao hơn nhưng phương án "đẩy" taxi công nghệ vào đón khách bên trong TCP không những hỗ trợ hành khách đón xe thuận tiện mà ngược lại, còn biến nhà để xe này trở thành khu vực thuận lợi cho các tài xế bát nháo đón khách "lậu".
Mặc dù theo quy định, các hãng taxi công nghệ chỉ được đón khách tại 2 làn D1, D2 bên trong khu vực nhà để xe TCP, nhưng hình ảnh hành khách khệ nệ xách vali đi cầu thang bộ lên tầng 3, 4, 5, bắt xe ngay trước biển cấm thỉnh thoảng vẫn diễn ra. Một số tài xế thừa nhận đôi khi vì khu vực bên dưới đông quá nên họ đã tự chủ động kêu khách lên tầng trên đón cho rộng rãi. Cũng có khi do khách hàng chưa cập nhật quy định mới, đã lên tới tầng 3 rồi mới gọi xe nên tài xế đành phải "chiều" khách, lên luôn trên đó. Chưa kể, khu vực nhà để xe nếu trước đây chỉ dành cho người đi máy bay gửi xe thì nay gần như lúc nào cũng trong tình trạng kẹt cứng vì xe công nghệ chiếm hết chỗ trống.
"Trước đây, xe công nghệ được lên đón khách trên lầu thì họ chạy vòng vòng, có khi còn ùn tắc cả bên trong nhà xe. Giờ họ không chạy vòng nữa mà vào đậu xe trong đó luôn. Lần nào tôi đến sân bay cũng đỏ mắt tìm chỗ gửi xe vì tầng nào cũng chật kín. Nhìn vào thì thấy cơ man là xe biển vàng, xe vận tải. Nhiều lúc buộc lòng phải chạy xe lên tầng thượng để phơi nắng phơi mưa trên đó suốt mấy ngày. Xót xe 1 thì bực 10 vì như vậy rất bất công cho hành khách có nhu cầu để xe lâu ngày, nhất là với những người đã mua vé tháng như tôi", chị Quỳnh Nga (ngụ Q.4, TP.HCM) bức xúc.
Liên hệ lãnh đạo Công ty CP đầu tư TCP, vị này cho biết TCP cũng đang nghiên cứu giải pháp giải quyết triệt để tình trạng này bởi không chỉ "chiếm" chỗ để xe, nhiều tài xế thiếu ý thức còn "quậy tưng" một số khu vực như nhà vệ sinh. Song rất khó kiểm soát bởi xe vào có lấy thẻ, đóng tiền và họ chống chế là đón người nhà thì TCP cũng không có quyền cấm cản.
"Trước mắt chúng tôi đang làm việc với lực lượng công an, thanh tra giao thông để kiểm soát chặt chẽ, có thể sẽ cấm xe đi vào 3 - 4 lần 1 ngày. Đồng thời có phương án giám sát để phạt những xe taxi đón khách sai quy định bên trong nhà xe", đại diện Công ty CP đầu tư TCP thông tin.